Sàn nâng kỹ thuật là một giải pháp mới trong kiến trúc xây dựng, có tác dụng che đậy được một lượng lớn dây điện, dây mạng, đường ống nước…một cách dễ dàng, đem lại tính thẩm mỹ cao cho căn phòng. Sau đây hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại vách ngăn đặc biệt này.

Đặc điểm của sàn nâng kỹ thuật

– Sàn nâng kỹ thuật là một hệ thống gồm nhiều tấm sàn có kích thước đồng đều nhau đặt trên một hệ thống chân đỡ chắc chắn nhằm tạo ra một khoảng trống giữa sàn bên tông và lớp sàn mới.

– Sàn nâng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bưu chính viễn thông, phòng điều khiển, nhà máy…

– Sàn nâng giúp người dùng thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc bảo trì, sữa chữa đường dây, hệ thống điện bên dưới tấm sàn. Chỉ việc tháo bỏ một vài tấm sàn là có thể thực hiện công việc một cách nhanh chóng.

– Tạo thuận lợi cho việc bố trí không gian làm việc, mang đến độ thẩm mỹ cao và dễ dàng sửa chữa, di dời nếu có nhu cầu

>>> Các loại sàn nâng kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Cấu tạo của sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: tấm sàn, chân đỡ và tấm giằng. Ngoài ra còn có một số bộ phận phụ như keo dán chân đỡ, ốc vít bắt thanh giằng, chụp nâng tấm sàn.

– Tấm sàn: được làm bằng thép dạng hộp và sơn tĩnh điện ở bề mặt bên ngoài. Lõi được độn một lớp xi măng mỏng nhằm tăng khả năng cách âm và chịu lực tốt hơn.

Kích thước tiêu chuẩn của tấm sàn là 600 x 600 x 35mm, bề mặt tấm sàn được phủ một lớp sơn tĩnh điện dày khoảng 1.2mm hoặc gạch nhựa chống tĩnh điện.

Cấu tạo sàn nâng kỹ thuật

– Chân đỡ tấm sàn gồm 3 phần: đế đỡ, tuýp đỡ và đầu đỡ.

+ Đế đỡ được làm bằng thép mạ có kích thước 3.5 x 76 x 76 mm được gắn vào một cốt răng dài khoảng 80mm có tác dụng tăng giảm độ cao của sàn nâng khoảng 25mm

+ Chân đỡ tấm sàn liên kết chặt chẽ với mặt sàn bên tông bằng keo dán chân đỡ

+ Thanh giằng được làm từ thép mạ dày khoảng 1mm có dạng hộp với kích thước 20 x 30 x 568 mm. Thanh giằng có tác dụng liên kết các chân đỡ với nhau để tăng khả năng chịu lực và giúp hệ thống chân đỡ tấm sàn kiên cố, chắc chắn hơn.

Thông số chịu tải của sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, chất lượng phải đạt được các thông số chịu tải như sau:

– Tải tu hợp: 453kg/625mm2 nghĩa là khi đặt một vật nặng 453kg lên bất kỳ điểm nào trong diện tích 625mm2 đều chịu được trọng tải này với độ võng tối đa là 2.4mm

– Tải dàn đều: 2300kg/m2 nghĩa là khi đặt một vật có tải trọng đó lên diện tích 1 m2 sàn thì hệ thống chịu được tải trọng với độ võng tối đa 2.4 mm

>>> 6 bước thi công sàn nâng kỹ thuật đúng quy trình

– Hệ số an toàn được thử bằng cách nâng cấp gấp 3 lần tải tụ họp hoặc tải dàn đều mà hệ thống sàn nâng vẫn giữ được độ chắc chắn, không bị gãy, vỡ cấu trúc

– Tải va đập được thử nghiệm bằng cách thả một vật nặng khoảng 67kg từ độ cao 1m mà hệ thống sàn vẫn không bị hỏng

Ngoài ra còn có một số thông số cần được đáp ứng như độ phẳng, độ xoắn và độ vuông tấm sàn; độ chống tĩnh điện…

Trên đây là một số đặc điểm và thông tin chi tiết về sàn nâng kỹ thuật. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hay có thắc mắc, nhu cầu tư vấn, lắp đặt sàn nâng có thể liên hệ chúng tôi theo địa chỉ sau:

Lô 13-B5 Bùi Thế Mỹ – P.Hòa Hải – Q.Ngũ Hành Sơn – Tp.Đà Nẵng

ĐT: 0915.918.687 – 0909.89.4060 – anh Giang

Email: truonggiang.vachngan@gmail.com

Website: www.vachngandidongdanang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo