Sàn nâng kỹ thuật là phương pháp xây dựng hiện đại, được sử dụng để lắp đặt trên các bề mặt bê tông, mặt phẳng có độ chắc chắc, cứng cáp và ổn định. Sau đây là một số loại sàn nâng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn lắp đặt nhất hiện nay.

Sàn nâng kỹ thuật với lõi xi măng nhẹ, mặt sàn được phủ HPL

Đây hiện đang là loại sàn nâng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chúng gồm các đặc điểm sau đây:

– Tấm sàn được làm bằng khuôn thép, bên trong là lõi xi măng. Tấm sàn được thiết kế theo dạng khuôn đúc bằng thép chắc chắn, mặt thép dày từ 0.8 – 2mm

– Mặt dưới của tấm sàn có dạng vòm liên kết chặt chẽ với nhau nhằm tăng độ chịu lực. Thông thường có đến 64 vòm hình trứng trên mỗi tấm sàn nâng kỹ thuật.

– Kích thước của mỗi tấm sàn là 600 x 600 x 35mm với trọng lượng trung bình là 15kg. Chiều cao của chân đế dao động trong khoảng 80 – 1200mm, độ chống tĩnh điện là 1.59×108 ~ 2.2 x 108 ohm.

– Lõi của tấm sàn nâng được phủ một lớp bê tông nhẹ nhằm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt. Bề mặt được phủ một lớp HPL dày khoảng 1.2mm có vân màu sáng, có tác dụng chống cháy, chống mài mòn, chống xước cho bề mặt sàn nâng, tăng tính thẩm mỹ.

– Xung quanh tấm sàn được bao bọc bằng viền nhựa PVC tạo được sự chắc chắn, bảo vệ tấm sàn. Chúng có thể chịu được trọng tải đồng đều trong khoảng 1.1 -2.75 tấn/m2.

Đây được xem là loại sàn nâng kỹ thuật phù hợp nhất với điều kiện khí hậu, thời tiết của Việt Nam và được sử dụng nhiều nhất trong các thiết kế phòng mạng, phòng server, máy tính, văn phòng các trung tâm dữ liệu, phòng điều hành sản xuất…

>>> 6 bước thi công sàn nâng kỹ thuật đúng quy trình

Sàn nâng kỹ thuật tấm thông hơi

Loại sàn nâng này cũng được làm bằng khung thép, tuy nhiên không có lõi xi măng bên trong. Tấm sàn được thiết kế theo dạng khuôn đúc bằng thép với các lỗ thông hơi được thiết kế 2 bên mặt sàn. Đặc điểm của sàn nâng kỹ thuật tấm thông hơi:

Sàn nâng kỹ thuật có lỗ thông hơi

– Mỗi tấm sàn có kích thước 600 x 600 x 35mm. Mặt sàn cũng được phủ một lớp HPL có đục lỗ, dày khoảng 1.2mm. Chúng cũng có vân màu sáng, có khả năng chống cháy, chống mài mòn và chống xước cho tấm sàn nâng.

– Xung quanh tấm sàn được bọc viền nhựa PVC nhằm tăng thêm độ chắc chắn, độ chống tĩnh điện của tấm sàn là 1.59×108 ~ 2.2 x 108 ohm.

– Nhờ những lỗ thông hơi mà tấm sàn còn có chức năng điều hòa nhiệt độ nhờ công nghệ thổi hơi lạnh từ âm sàn lên bên trên phòng thiết bị.

Loại sàn nâng này thích hợp cho các phòng server, các trung tâm dữ liệu…

>>> Hướng dẫn bảo quản cũng như bảo dưỡng sàn nâng kỹ thuật

Sàn nâng kỹ thuật tấm sàn trơn

– Tấm sàn được thiết kế khuôn thép trong là lõi xi măng, mặt thép dày khoảng 0.7 – 1.2mm

– Mặt dưới tấm sàn được thiết kế theo kiểu hình vòm liên kết chặt chẽ với nhau, tăng khả năng chịu lực

– Kích thước của tấm sàn là 600 x 600 x 33mm và một loại có kích thước nhỏ hơn là 500 x 500 x 28mm. Tấm sàn có khả năng chịu tải trọng từ 1.1 – 2.75 tấn/m2. Chiều cao chân đế từ 80 – 1200mm.

– Lõi được làm từ bê tông nhằm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt.

Loại sàn trơn rất thích hợp để sử dụng trong các văn phòng, phòng họp…nhờ có tính thẩm mỹ, độ bền cao, tăng sự sang trọng cho căn phòng.

Trên đây là một số loại sàn nâng kỹ thuật đã và đang sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và lắp đặt sàn nâng một cách chính xác, an toàn nhất, bạn có thể liên hệ chúng tôi theo địa chỉ sau đây:

Lô 13-B5 Bùi Thế Mỹ – P.Hòa Hải – Q.Ngũ Hành Sơn – Tp.Đà Nẵng

ĐT: 0915.918.687 – 0909.89.4060 – anh Giang

Email: truonggiang.vachngan@gmail.com

Website: www.vachngandidongdanang.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo